LÀM SAO ĐỂ NHÀ TUYỂN DỤNG THẤY BẠN XỨNG ĐÁNG VỚI MỨC LƯƠNG ĐỀ NGHỊ
21 Tháng tư, 2023 | FAM COMMODITY
229
Khi bắt đầu một công việc mới, bạn thường quan tâm đến điều gì ở nơi mà bạn sắp ứng tuyển? Sếp của bạn? Đồng nghiệp? Hay môi trường làm việc? Và chúng ta không thể không quan tâm đến mức lương thưởng. Lương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, góp một phần thiết yếu vào tổng thu nhập.
Việc đàm phán lương khi phỏng vấn là việc vô cùng cần thiết, nhưng nhiều ứng viên ngại hỏi, ngại đề nghị mức lương xứng đáng cho mình. Làm sao để nhà tuyển dụng thấy bạn xứng đáng với mức lương đề nghị? Khi trả lời được câu hỏi này, bạn sẽ tự tin và thẳng thắn đề cập đến việc đàm phán lương – một quyền lợi của mình khi phỏng vấn hơn. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Kinh nghiệm và năng lực
Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được và năng lực của bạn phù hợp với vị trí đang tuyển như thế nào. Đây là một yếu tố giúp bạn tự tin đàm phán lương với nhà tuyển dụng.
2. Những con số “biết nói”
Nếu chỉ diễn “suông” những thành công “rực rỡ” trong quá khứ của bạn thôi thì vẫn chưa đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng tài năng của bạn mà chấp nhận chi trả mức lương bạn đề nghị. Hãy cụ thể hóa những thành công đó bằng những con số “biết nói”. Bạn cần đưa ra những con số cụ thể, xác thực để chứng minh cho những thành tích mà mình đã đạt được.
Ví dụ: Bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, và thành tích bạn đạt được ở công ty cũ là đã làm tăng thêm 20% doanh số trong quý gần nhất, v.v … Cần lưu ý rằng, phải luôn đảm bảo những con số đó trung thực, không hư cấu, phóng đại. Bởi vì rất có thể nhà tuyển dụng đã, đang và sẽ điều tra về lí lịch trước đây của bạn.
3. Đừng cố gắng hỏi về lương
Một trong những điều cơ bản nhất khi đàm phán về lương đó là hãy để nhà tuyển dụng đề cập đến vấn đề này trước tiên. Khi đã có một vị trí trong mắt nhà tuyển dụng và nhà tuyển dụng có dấu hiệu cần bạn thì việc thương lượng, thỏa thuận về mức lương cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nếu trong suốt buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng vẫn không đề cập gì đến mức lương dự kiến cho vị trí mà bạn ứng tuyển, bạn hãy khéo léo đề cập đến vấn đề này. Luôn nhớ phương châm “Mất lòng trước, được lòng sau”, hãy hỏi những gì mà bạn thắc mắc, chưa rõ một cách tinh tế, tránh để mơ hồ thông tin, về sau rườm rà.
4. Luôn tỏ ra hứng thú với vị trí được tuyển và mức lương đề nghị của bạn hoàn toàn hợp lý
Động lực là chìa khóa để có được năng suất tốt. Và thái độ là yếu tố quyết định thành công, tương xứng với mức lương đề nghị. Hãy chân thành thể hiện sự hạnh phúc khi trở thành một phần của công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn luôn nhiệt tình đầu tư vào công việc.
5. Hình dung mình đã có được việc làm này, bạn sẽ làm gì tiếp theo?
Hãy tưởng tượng mình đã nhận được công việc này, và bạn sẽ lập kế hoạch thế nào cho công việc sắp tới? Hãy thể hiện mình là người có tính tổ chức cao, sắp xếp công việc hợp lí để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
6. Không mang cuộc sống cá nhân vào đàm phán lương
“Tại sao chúng tôi phải trả cho bạn mức lương cao hơn chỉ vì bạn có “mẹ già con thơ”, vì cuộc sống của bạn khó khăn, nghèo khó?”. Hãy luôn ghi nhớ rằng, nhà tuyển dụng không phải là nhà hảo tâm hay nhà từ thiện của bạn. Mức lương phải dựa trên năng lực làm việc của chính bạn và ngân sách của công ty. Vậy nên đừng đem tình hình kinh tế cá nhân vào cuộc đàm phán. Cuộc đàm phán chỉ thực sự thành công khi hai bên cùng có lợi, chứ không phải dựa trên sự thương cảm và thương hại. Càng đem nó vào không những không đạt được như mong muốn mà còn khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và sẵn sàng gạch bỏ tên bạn ra khỏi danh sách ứng viên.
7. Nghiên cứu kĩ càng về vị trí ứng tuyển
Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn, bạn cần nghiên cứu trước mọi thứ về công ty cũng như vị trí tuyển dụng mà công ty cần, mô tả công việc, những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, nhu cầu và mức lương trung bình cho vị trí này trên thị trường. Chỉ có như vậy bạn mới sẵn sàng ứng phó với bất kỳ câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra mức độ bạn hiểu về công ty và công việc của họ như thế nào.
8. Hiểu rõ giá trị của bản thân chính là yếu tố quan trọng đối với mức lương đề nghị
Năng lực của bạn như thế nào, khả năng làm việc của bạn tới đâu, chỉ có bạn mới là người hiểu rõ nhất. Đừng quá ảo tưởng về năng lực của bản thân, nhưng cũng đừng quá tự ti, đánh giá thấp bản thân mình. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã làm được gì trước đây và năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu ở thị trường hiện tại. Cho họ thấy bạn biết được giá trị bản thân bạn và sử dụng nó như một công cụ để đàm phán về lương. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
9. Hãy đặt ra mức lương tối thiểu theo dự kiến của bạn
Nhà tuyển dụng bao giờ cũng đòi hỏi ở ứng viên năng lực cao, nhưng lại muốn chi trả một mức chi phí lương thấp. Nếu bạn thấy công ty không trả lương phù hợp với bạn nhất là thấp dưới mức tối thiểu bạn nghĩ thì đừng ngại hỏi về mức lương của các nhân viên trong công ty.
10. Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng với các giải pháp thay thế tiền mặt
Ngoài tiền mặt, công ty có thể yêu cầu một số giải pháp thay thế khác như việc mua cổ phần, ký hợp đồng tiền thưởng, các tài khoản chi phí, phần chia lợi nhuận… thay thế cho tiền mặt.
11. Tâm lí vững vàng – tinh thần thép để doanh nghiệp thấy được sự tương xứng của bạn với mức lương đề nghị
Dù cuộc phỏng vấn có kết thúc với kết quả như thế nào thì bạn vẫn nên mỉm cười đón nhận và vẫn luôn tự tin vào bản thân. Một con người tự tin, năng động có thể ứng phó với mọi hoàn cảnh dù có khó khăn là người mà nhà tuyển dụng luôn cần. Lưu ý: Tránh hiểu sai lệch, nhầm lẫn về tự tin và tự kiêu, tự phụ.
12. Tự PR bản thân sẽ giúp bạn xứng đáng với mức lương đề nghị trước nhà tuyển dụng
Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy những ưu điểm, thế mạnh, kỹ năng chuyên môn của bạn và tất cả các lí do tại sao họ phải nhận bạn.
13. Tự nhiên với nhà tuyển dụng
Để dễ dàng tiếp cận với nhà tuyển dụng, bạn nên thả lỏng tinh thần, cơ thể thoải mái, trao đổi thân thiện. “Dĩ hòa vi quý”, dù không hài lòng cũng tránh gây mâu thuẫn với họ. Bạn cũng không cần phải “diễn” với nhà tuyển dụng, vì khi bạn không thật lòng họ sẽ nhận ra ngay.
14. Bình tĩnh và kiểm soát chính là điều cần thiết để deal được mức lương đề nghị
Nhà tuyển dụng sẽ tìm cách thử bạn để xem bạn là người nóng vội hay điềm tĩnh và biết kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ chính chắn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy kiểm soát cảm xúc cá nhân trong lòng thật tốt, thậm chí khi mọi thứ không diễn ra theo đúng mong muốn ban đầu của bạn.
15. Linh hoạt giờ giấc
Bạn nên chủ động và linh hoạt thời gian của mình cho phù hợp dù là ở vị trí full time hay part time.
16. Dự đoán những quyền lợi khác ngoài tiền
Nếu trong quá trình đàm phán, bạn không đạt được mức lương như mong muốn thì cũng đừng vội thất vọng bởi vì ngoài lương công ty có thể còn nhiều chế độ đãi ngộ khác. Hãy hỏi về những phúc lợi xã hội, lộ trình đào tạo phát triển bản thân và khả năng thăng tiến trong tương lai.
17. Hãy chứng minh bạn là người phù hợp nhất cho vị trí ứng tuyển
Ứng viên phải hiểu rằng nhà tuyển dụng chỉ chọn người phù hợp nhất với công ty, không phải chọn người giỏi nhất.
18. Luôn có kế hoạch dự phòng
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những khó khăn mà họ và bạn sẽ gặp phải khi tuyển dụng bạn. Khi gặp trường hợp như thế thì bạn phải bình tĩnh xử lý. Hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng thích nghi với mọi khó khăn và có thiện chí cải thiện những khó khăn đó.
19. Sẵn sàng đối phó với những câu hỏi hóc búa của nhà tuyển dụng
Bạn hãy sẵn sàng tâm lí để đón nhận những câu hỏi bất ngờ, hóc búa của nhà tuyển dụng để chủ động trong mọi tình huống. Hãy dự trù câu trả lời cho những câu nói “Bạn không đủ điều kiện để…”, “Bạn đang yêu cầu mức lương quá cao …”. Sự chuẩn bị trước bao giờ cũng giúp ta chủ động có câu trả lời tốt hơn và xứng đáng với mức lương đề nghị trong mắt nhà tuyển dụng.
20. Đây là bí quyết riêng của bạn, điểm ấn tượng để đạt được mức lương đề nghị
Mỗi người đều có những bí quyết riêng phù hợp với mình cho mỗi vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, mẹo #20 này là nơi để các bạn tự ghi dấu bí quyết riêng của chính mình.
Chúc các bạn có một buổi phỏng vấn tốt đẹp, đàm phán được mức lương xứng đáng với năng lực của bản thân!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cơ hội nghề nghiệp tại FAM COMMODITY
⇒ CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG