CÁCH VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
9 Tháng Ba, 2023 | FAM COMMODITY
173
Mục tiêu nghề nghiệp là một chủ đề tranh luận sôi nổi trong việc viết CV. Một số chuyên gia nghề nghiệp nói rằng chúng đã lỗi thời và không cần thiết. Nhiều người khác lại cho rằng chúng sẽ cung cấp cho người quản lý tuyển dụng một cái nhìn nhanh về các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Chúng mình tin rằng đây là một cách hiệu quả để gửi một thông điệp mạnh mẽ về sự hứng thú của bạn dành cho vị trí ứng tuyển. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường ngay sau đây!
Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường trong CV là một đoạn giới thiệu ngắn gọn, súc tích về những định hướng cá nhân.
Chúng giúp làm nổi bật mục tiêu nghề nghiệp tổng thể của bạn và những gì bạn có thể cung cấp cho một tổ chức để theo đuổi mục tiêu đó. Nó cũng thu hút sự chú ý đến các kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích liên quan của bạn.
Thông thường, các mục tiêu nghề nghiệp nên dài tối đa từ hai đến ba câu. Điều đó có nghĩa là mỗi câu cần phải được tính toán và cấu trúc kỹ lưỡng. Mặt khác, phần còn lại trong CV của bạn dù tuyệt vời đến đâu cũng không quan trọng nếu mục tiêu nghề nghiệp không theo kịp và phù hợp với các kỹ năng hiện có.
Tại sao sinh viên mới ra trường lại cần mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng trong CV?
Bạn nên đưa mục tiêu vào CV của mình vì nó là một phần quan trọng của bất kỳ CV nào, đặc biệt là với sinh viên mới ra trường.
Đối với những người lần đầu tiên tham gia thị trường việc làm, mục tiêu cho phép người đọc CV của bạn hiểu được con người bạn và lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp mặc dù thiếu kinh nghiệm thực tế.
Các bước viết mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp dành cho sinh viên mới ra trường
Nghiên cứu kỹ JD
Bước đầu tiên trong việc viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường chính là nghiên cứu thật kỹ JD. Thật dễ dàng để copy và paste thông tin cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn từ bản mô tả công việc. Nhưng để thể hiện sự độc đáo trong suy nghĩ, bạn phải hiểu người quản lý tuyển dụng thực sự muốn gì.
Bạn có thể làm điều này bằng cách tìm kiếm các kỹ năng hoặc đặc điểm được yêu cầu nhiều nhất cho vai trò ứng tuyển. Những điều này thường được liệt kê trong phần mô tả công việc ở các phần như “Kỹ năng cần thiết” hoặc “Yêu cầu của công việc”. Bạn có thể tìm thấy các kỹ năng hoặc đặc điểm phù hợp để đưa vào bằng cách tham khảo bất kỳ mô tả bổ sung nào về công ty hoặc vị trí tương tự.
Ví dụ, nếu bạn thấy rằng đó là một môi trường làm việc có nhịp độ cao, thì khả năng đa nhiệm và phát triển các quy trình hiệu quả là những kỹ năng tốt cần nêu bật trong mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường.
Điều quan trọng nữa là xem xét phần mềm dành riêng cho công việc mà bạn có thể cần cho một vị trí. Đối với các vai trò kỹ thuật như SEO, cần có các công cụ như Ahrefs, Google Analytics hoặc DeepCrawl để thực hiện kiểm tra và phân tích.
Lựa chọn mục tiêu phù hợp
Nhìn chung, các mục tiêu nghề nghiệp phải đủ thách thức để tạo động lực cho chính bản thân bạn. Bạn không muốn nhà tuyển dụng tiềm năng nghĩ rằng bạn là người không có tham vọng. Bạn cũng không muốn họ nghĩ rằng bạn không thực tế. Vì vậy, một mục tiêu nghề nghiệp đầy thách thức nhưng thực tế là một sự cân bằng tốt đối với một sinh viên mới ra trường.
Làm nổi bật giá trị của bản thân
Hãy viết ra những cách cụ thể mà bạn cung cấp giá trị cho công ty vào danh sách các kỹ năng cũng như đặc điểm nổi bật của mình.
Chúng có thể bao gồm điểm mạnh, bằng cấp, giấy phép hoặc chứng chỉ của bạn. Bạn cũng nên đề cập đến bất kỳ kinh nghiệm nào mà bạn có, chẳng hạn như làm việc không công cho các khách hàng lớn hoặc có kinh nghiệm phát biểu tại các sự kiện nổi bật của khoa, trường. Chỉ cần đảm bảo kinh nghiệm đó có liên quan đến công ty, ngành và vai trò đang ứng tuyển. Một lần nữa, hãy xem kỹ JD để hiểu cách bạn có thể gia tăng giá trị cho công ty.
Chỉ viết về các mục tiêu cụ thể
Viết một mục tiêu nghề nghiệp cụ thể cho mọi công việc bạn đang ứng tuyển, đặc biệt nếu bạn là một sinh viên mới ra trường. Không bao giờ sử dụng cùng một mục tiêu cho nhiều vị trí công việc, vì nó có thể xuất hiện chung chung và không gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Để điều chỉnh mục tiêu của bạn, hãy đọc kỹ mô tả công việc và tìm kiếm các kỹ năng phù hợp với tính cách và kinh nghiệm của bạn. Đề cập đến những kỹ năng này có thể khiến nhà tuyển dụng quan tâm và khuyến khích họ đặt thêm câu hỏi về kinh nghiệm của bạn.
Nhắc đến một vài bằng cấp hay chứng chỉ liên quan
Đề cập đến bất kỳ bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép liên quan nào liên quan đến vị trí ứng tuyển là một cách hiệu quả để viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường. Những yêu cầu này có thể là điều kiện tiên quyết để được phỏng vấn và nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao việc bạn đặt những chứng chỉ này ở đầu CV. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn là người mới tham gia thị trường việc làm hoặc bạn đang thay đổi ngành nghề một cách rõ rệt.
Một vài ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới tốt nghiệp hoặc lần đầu tiên tham gia thị trường việc làm
Khi bạn viết mục tiêu nghề nghiệp của một sinh viên mới ra trường, hãy tập trung vào những gì bạn đã học và kiến thức chuyên môn mà bạn đạt được gần đây có thể mang lại lợi ích cho công ty như thế nào. Ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm trước đây trong ngành này, bạn vẫn có thể sở hữu các kỹ năng và trình độ có thể mang lại lợi ích cho vai trò ứng tuyển.
Ví dụ:
“Là một viên mới tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của NEU, em/tôi đang tìm kiếm một vị trí toàn thời gian trong lĩnh vực tài chính, nơi em/tôi có thể sử dụng kiến thức về phân tích thị trường của mình để giúp tổ chức cải thiện kết quả kinh doanh.”
Nghề nghiệp hoặc ngành khác hẳn với ngành học
Khi nộp đơn xin việc trong một ngành khác, bạn nên nói trước về sự thay đổi này và đề cập đến nó trong mục tiêu của mình. Làm nổi bật số năm kinh nghiệm của bạn và giải thích cách bạn có thể sử dụng các kỹ năng và kiến thức chuyên môn của mình trong ngành công nghiệp mới này.
Ví dụ:
“Là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ngành truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em/tôi đang tìm kiếm một con đường sự nghiệp với một tổ chức phi lợi nhuận. Em/tôi đang tìm kiếm cơ hội để áp dụng niềm đam mê thiện nguyện và kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông để thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong cộng đồng.”
KẾT
Vậy là bạn đã hiểu qua cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường rồi nhé! Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp cho bạn có được một CV chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Nguồn: Glints.com
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cơ hội nghề nghiệp tại FAM COMMODITY
⇒ CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
⇒ NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH, NHÂN SỰ