BIG FIVE LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH BIG FIVE
28 Tháng Tư, 2023 | FAM COMMODITY
222
Big Five là mô hình đánh giá bản thân dựa trên 5 yếu tố tính cách cơ bản. Được phát triển bởi những nhà nghiên cứu độc lập. Big Five hé lộ rất nhiều điều đặc biệt ẩn dấu bên trong tính cách mỗi con người. Đó là những gì, hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.
1 – Big Five là gì?
Big Five hay Big Five Personality là mô hình đo lường và phản ánh 5 tính cách con người là hòa đồng, tự chủ, hướng ngoại, bất ổn cảm xúc và cởi mở.
Trên thực tế, Big Five được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX bởi một nhóm nhà nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên, mô hình này không quá phổ biến hay được áp dụng rộng rãi. Phải đến cuối những năm 1990, đầu 2000, mô hình 5 tính cách đặc trưng của con người hiện đại mới ra đời. Chúng hiện vẫn được áp dụng trên Traid – Map của OD – Tools từ thời điểm 2004 đến nay.
2 – Trắc nghiệm Big Five hình thành như thế nào?
Có rất nhiều giả thuyết xoay quanh quá trình hình thành trắc nghiệm Big Five. Nổi bật nhất phải kể đến giả thuyết 16 tính cách của Raymond Cattell hay 4500 từ mô tả tính cách của Gordon Allport. Mãi đến sau này, khi đã trải qua hàng ngàn nghiên cứu, Lewis Goldberg là người tiên phong phát hiện số lượng tính cách trong danh sách của Raymond Cattell có thể rút gọn về con số 5. Nghiên cứu của ông cũng đồng thời được mở rộng bởi McCrea Costa, người đã xác minh tính chính xác và cung cấp mô hình nền tảng của Big Five.
3 – Ý nghĩa của mô hình Big Five
Việc tự nhận thức về bản thân chưa bao giờ là đơn giản, ngay cả với những bậc thiên tài. Dưới sự hỗ trợ của mô hình Big Five, bạn chẳng những khám phá ra xu hướng tính cách thực sự của bản thân mà còn phát hiện ra những điểm hạn chế và tìm cách khắc phục, sửa đổi.
Bên cạnh đó, mô hình Big Five còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà tuyển dụng khi đánh giá sơ bộ về tính cách của ứng viên nhằm xác định họ có phải “mảnh ghép” hoàn hảo cho vị trí doanh nghiệp đang tuyển dụng hay không.
4 – Cách làm và thang điểm đánh giá Big Five
Bài trắc nghiệm Big Five được xây dựng theo thang đo Likert, nghĩa là người thực hiện sẽ lựa chọn mức độ từ phân vân, đồng ý đến không đồng ý trên danh sách mệnh đề về bản thân. Để đảm báo kết quả đánh giá Big Five chính xác nhất, bạn cần đánh giá dựa trên tình trạng thực tế chứ không phải hình mẫu bản thân muốn hướng tới trong tương lai.
Các nhà khoa học cho biết, bài kiểm tra Big Five không phân loại theo kết quả nhị nguyên (một trong hai) mà là mức độ cao hoặc thấp của từng nhóm tính cách. Nói một cách dễ hiểu hơn, kết quả Big Five sẽ cho bạn biết mình là người hòa đồng cao hay thấp, tự chủ nhiều hay ít thay vì đưa ra kết luận bạn là người hòa đồng hay tự chủ. Theo đó, mỗi người đều sẽ được đánh giá đầy đủ 5 nhóm tính cách đặc trưng.
5. Các yếu tố tính cách của mô hình Big Five
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 5 yếu tố đại diện cho tính cách một con người là:
5.1. Hòa đồng (Agreeableness)
Nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa hòa đồng và hướng ngoại. Tuy nhiên, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Nếu như hòa đồng đề cập đến việc đối xử với người khác, tương tác và định hướng con người thì hướng ngoại chủ yếu tập trung vào thế giới bên ngoài.
5.2. Tự chủ (Conscientiousness)
Tự chủ là việc tự ý thức và điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những định hướng cá nhân để đạt được mục tiêu. Trong Big Five, tự chủ đo lường những yếu tố nổi bật như kiểm soát, kiềm chế, bền bỉ,…
5.3. Bất ổn cảm xúc (Neuroticism)
Sự bất ổn cảm xúc cho chúng ta thấy được khả năng cân bằng cảm xúc của một người thông qua cách họ nhìn nhận và đánh giá thế giới. Khía cạnh Neuroticism cũng đồng thời phản ánh xu hướng trải nghiệm cảm xúc tiêu cực của mỗi người.
5.4. Hướng ngoại (Extraversion)
Hướng ngoại là đặc trưng tính cách phản ánh xu hướng và cường độ tìm kiếm sự tương tác với xã hội. Ngoài ra, chúng cũng phản ánh được tính chất môi trường một cá nhân tiếp xúc và nhận trường năng lượng.
5.5. Cởi mở (Openness)
Cởi mở là trạng thái mong muốn được trải nghiệm, tham gia vào quá trình tưởng tượng hay vận dụng trí tuệ ở mức đặc biệt. Nói một cách dễ hiểu hơn, cởi mở hội tụ toàn bộ sự sáng tạo, cảm xúc, tình yêu nghệ thuật,… của con người.
6 – Đánh giá tính cách dựa trên mô hình Big Five
Big Five đánh giá toàn bộ 5 nhóm tính cách đặc trưng dựa trên mức độ cao, thấp như sau:
6.1. Hòa đồng
Những người được đánh giá hòa đồng cao thường có khả năng nắm bắt nhu cầu và thiện chí hợp tác với người khác. Họ là người dễ gần, sống tình cảm, được lòng nhiều người và vô cùng đáng tin cậy.
Ngược lại, những người có số điểm thấp thường bị đánh giá là đáng ngờ, bất hợp tác và thích thao túng nên ít được yêu mến, tin tưởng. Điểm yêu của họ lộ rõ khi tham gia các hoạt động đòi hỏi tính tương tác cao.
6.2. Tự chủ
Người nắm số điểm tư chủ cao thường chu đáo, cẩn thận, sống nguyên tắc và kiểm soát tốt mọi tình huống dù bất ngờ tới đâu.
Trong khi đó, những người đạt điểm thấp về tự chủ suy nghĩ bốc đồng, thiếu cẩn thận nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu.
6.3. Bất ổn cảm xúc
Theo trắc nghiệm Big Five, người bất ổn cảm xúc cao có biểu hiện lo âu, bất an và tự ti. Học đặc biệt dễ trở nên rối trí, mất bình tĩnh trước những tình huống bất ngờ. Nếu không khắc phục sớm, những người có chỉ số bất ổn cảm xúc cao sẽ phải đối mặt với chứng rối loạn tâm lý.
Người có mức điểm bất ổn cảm xúc thấp luôn bình tĩnh, an toàn và có được sự hài lòng nhất định với bản thân. Đây là những người có tâm lý vững vàng, tự tin, chịu áp lực tốt nên dù có khó khăn đến đâu họ cũng có thể dễ dàng vượt qua.
6.4. Hướng ngoại
Nếu đạt số điểm hướng ngoại cao, bạn là người náo nhiệt, hoạt bát, có khả năng thể hiện cảm xúc và dễ phát triển trong các tình huống tương tác xã hội.
Trái lại, những người có điểm thấp thường có xu hướng sống hướng nội, dè dặt, thích lắng nghe hơn là thể hiện cảm xúc, lời nói.
6.5. Cởi mở
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hé lộ người có điểm cởi mở cao thường giàu tính sáng tạo, ham học hỏi và ưa thích trải nghiệm những điều mới mẻ.
Khác biệt hoàn toàn với những người cởi mở cao, nhóm cởi mở thấp sống khép kín, ưu tiên khuôn mẫu và khá bị động trước các biến cố.
7 – Ứng dụng Big Five trong cuộc sống như thế nào?
Big Five được ứng dụng trong cuộc sống như một công cụ để bạn khám phá tính cách của bản thân, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh một cách nhanh chóng. Không chỉ xác định tính cách cá nhân, Big Five còn hỗ trợ nâng cao nhận thức công đồng. Cuối cùng, chúng chính là công cụ hỗ trợ giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn công việc phù hợp nhờ dựa trên thang đánh giá đặc trưng tính cách của bản thân.
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn nắm được các thông tin cơ bản về Big Five. Tuy nhiên, bài test Big Five chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, bạn vẫn nên dành thời gian nhìn nhận lại bản thân hoặc tham khảo lời khuyên của những người xung quanh để biến bản thân trở thành phiên bản tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cơ hội nghề nghiệp tại FAM COMMODITY
⇒ CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
⇒ NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH, NHÂN SỰ